Khi vận hành một hộ kinh doanh hay một cá thể, việc thay đổi các thông tin liên quan như vốn, địa điểm kinh doanh hay thông tin cá nhân là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các thay đổi này cần được cập nhật hợp pháp thông qua việc thay đổi giấy phép kinh doanh và phải tuân theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ những trường hợp nào cần thay đổi giấy phép, những thủ tục cần thiết và thời hạn phải thực hiện.
Xem thêm:
Hướng dẫn thành lập hộ kinh doanh mới và chi tiết nhất
Những trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh cho hộ cá thể:
Căn cứ theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Đăng ký doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trong các trường hợp dưới đây phải làm hồ sơ, thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh:
- Điều chỉnh (tăng/giảm) vốn hộ kinh doanh;
- Thay đổi địa điểm kinh doanh hộ kinh doanh hoặc cá thể kinh doanh
- Thay đổi tên hộ kinh doanh, cá thể kinh doanh
- Thay đổi hoặc bổ sung ngành nghề kinh doanh
- Thay đổi thông tin người đại diện hộ kinh doanh
- Thay đổi thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh (như số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú…).
- Thay đổi thông tin liên hệ của chủ hộ kinh doanh: số điện thoại, email, website,…
- Thay đổi thành viên trong hộ kinh doanh (nếu có nhiều người).
- Thay đổi thông tin của các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thay đổi giấy phép kinh doanh
1. Thời hạn đăng ký thay đổi
Chủ hộ kinh doanh phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Các trường hợp thay đổi và hồ sơ cần chuẩn bị
a. Thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (Thông thường)
Thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (thông thường) bao gồm các trường hợp như thay đổi tên hộ kinh doanh, thay đổi địa điểm kinh doanh, thay đổi ngành nghề kinh doanh, và thay đổi thông tin cá nhân của chủ hộ kinh doanh. Dưới đây là hồ sơ cần chuẩn bị cho những trường hợp trên:
- Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh (do chủ hộ kinh doanh ký).
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình (nếu các thành viên hộ gia đình tham gia).
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình
b. Thay đổi chủ hộ kinh doanh
- Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi chủ hộ kinh doanh (do chủ hộ kinh doanh cũ và chủ hộ kinh doanh mới ký, hoặc chỉ chủ hộ kinh doanh mới ký nếu thay đổi do thừa kế).
- Hợp đồng mua bán hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán (nếu bán hộ kinh doanh); hợp đồng tặng cho (nếu tặng cho hộ kinh doanh); hoặc bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (nếu thay đổi do thừa kế).
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình (nếu có).
- Bản sao văn bản ủy quyền (nếu thành viên hộ gia đình ủy quyền cho một thành viên khác làm chủ hộ kinh doanh).
c. Thay đổi địa chỉ trụ sở sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác
- Hồ sơ bao gồm:
- Thông báo thay đổi địa chỉ trụ sở (do chủ hộ kinh doanh ký).
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình (nếu các thành viên hộ gia đình tham gia).
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh và các thành viên hộ gia đình.
Đọc thêm:
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký online mã số thuế mới nhất
Thủ tục thực hiện thay đổi giấy phép kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như đã nêu ở phần trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
- Trường hợp nộp trực tiếp: Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ thay đổi giấy phép tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện (nơi đã đăng ký hộ kinh doanh).
- Trường hợp nộp online: Bạn vui lòng nộp qua Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký mới cho hộ kinh doanh.
Bước 4: Nhận kết quả
Thời hạn giải quyết thường là từ 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ. Chủ hộ kinh doanh nhận giấy phép mới tại nơi nộp hồ sơ.
Lưu ý: Trường hợp nếu khi hồ sơ không hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo bằng văn bản về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ, Doanh nghiệp vui lòng sửa đổi và bổ sung lại hồ sơ sau đó thực hiện lại quy trình từ bước 2, tức là nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký hộ kinh doanh.
Dịch vụ Luật và Kế Toán DHC – Đơn vị đồng hành cùng doanh nghiệp
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp và báo cáo thuế-kế toán, DHC là nơi tập hợp những luật sư và chuyên viên có kinh nghiệm, tận tâm và chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của quý khách bằng cách tư vấn về quy trình và thủ tục thành lập công ty cổ phần, cũng như chi phí liên quan. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ trước và sau khi thành lập công ty, bao gồm thuế, khắc con dấu, và thay đổi giấy phép (nếu có).
Khách hàng sẽ được luật sư của DHC tư vấn miễn phí để chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, ngành nghề kinh doanh thực tế, mức vốn điều lệ hợp lý và tên doanh nghiệp đẹp, không trùng lặp, cũng như các điều kiện cần thiết để thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần.
DHC cam kết mang đến dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh trọn gói uy tín và chất lượng nhất, không phát sinh chi phí không rõ ràng, và cam kết thực hiện nhanh chóng, rút ngắn thời gian thành lập doanh nghiệp cho khách hàng.