Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty TNHH một thành viên có thể gặp phải nhu cầu thay đổi giấy phép kinh doanh do nhiều lý do khác nhau. Các thay đổi này có thể bao gồm việc thay đổi tên công ty, người đại diện, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, hoặc vốn điều lệ.
Hãy cùng Luật Kế Toán DHC nắm rõ các quy định, thủ tục và hồ sơ cần thiết để thực hiện các thay đổi thông qua bài viết dưới đây.
Trường hợp cần thay đổi giấy phép kinh doanh cho Công ty TNHH 1 thành viên
Căn cứ theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP Luật Doanh nghiệp 2014, được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 108/2018/NĐ-CP, những trường hợp thay đổi dưới đây của công ty TNHH 1 thành viên cần thay đổi giấy phép kinh doanh:
- Thay đổi tên công ty TNHH một thành viên
- Thay đổi người đại diện công ty TNHH một thành viên
- Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên
- Thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty TNHH một thành viên
- Thay đổi ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH 1 thành viên
- Thay đổi vốn điều lệ công ty TNHH một thành viên (cả 2 trường hợp tăng và giảm vốn điều lệ công ty)
Hồ sơ và thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
Thời gian thay đổi
Căn cứ theo Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh phải đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi thay đổi giấy phép kinh doanh Công ty TNHH 1 thành viên
a. Thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên
Dưới đây là những hồ sơ cần chuẩn bị khi cần thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên:
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh (Theo mẫu)
- Quyết định chủ sở hữu
- 01 bản sao công chứng CMND/CCCD/Hộ chiếu của chủ sở hữu mới
- Uỷ quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
Khi thực hiện thủ tục thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, ngoài việc phải chuẩn bị các hồ sơ trên, chủ sở hữu bắt buộc phải kê khai thuế thu nhập cá nhân, bất kể có phát sinh thu nhập chịu thuế hay không.
Theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, hồ sơ kê khai thuế TNCN cần chuẩn bị bao gồm:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
- Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp
- Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ khai thuế (nếu có ủy quyền).
- Giấy tờ chứng minh hoàn tất chuyển nhượng
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên được quy định như sau:
- Đối với cá nhân nộp thuế TNCN do chuyển nhượng 100% vốn góp, hồ sơ kê khai thuế phải nộp chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có hiệu lực.
- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân, hồ sơ khai thuế phải hoàn thành trước khi làm thủ tục thay đổi danh sách thành viên góp vốn theo quy định.
Mức thuế TNCN phát sinh được tính theo công thức:
- Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập chịu thuế x Thuế suất 20%
- Thu nhập chịu thuế = Giá chuyển nhượng – Trị giá phần vốn góp tại thời điểm chuyển nhượng – Các chi phí hợp lý liên quan khác
Xem thêm: Cách tính thuế TNDN theo phương pháp trực tiếp (% trên doanh thu)
b. Thay đổi vốn điều lệ công ty
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Quyết định chủ sở hữu;
- Giấy ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục (nếu cần).
Lưu ý:
– Theo pháp luật, doanh nghiệp có quyền tăng vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
- Chủ sở hữu đầu tư thêm vốn;
- Chủ sở hữu huy động thêm vốn góp từ người khác.
– Chủ sở hữu phải hoàn thành việc góp vốn trước khi thực hiện thông báo thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh
– Nếu công ty tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn thì công ty bắt buộc phải chuyển đổi loại hình kinh doanh của công ty sang TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần.
Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ doanh nghiệp cần chuẩn bị:
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh;
- Quyết định chủ sở hữu;
- Cam kết của về việc giảm vốn của chủ sở hữu
- Giấy ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục (nếu cần).
Lưu ý: Công ty chỉ được giảm vốn điều lệ khi đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
- Hoàn trả một phần vốn góp nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trên 2 năm kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp, và phải đảm bảo thanh toán đầy đủ các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài chính sau khi hoàn trả vốn cho chủ sở hữu.
- Không góp đúng và đủ vốn theo cam kết khi thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
c. Thay đổi tên, người đại diện, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh
Đối với các trường thay đổi tên, ngành nghề kinh doanh và địa chỉ trụ sở, công ty TNHH 1 thành viên cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
- Thông báo thay đổi tên công ty/ địa chỉ trụ sở/ ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH một thành viên
- Văn bản nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc đổi tên công ty, đổi địa chỉ/ đổi ngành nghề kinh doanh của công ty.
Đối với trường hợp thay đổi người đại diện công ty:
- Thông báo thay đổi người đại diện của công ty theo pháp luật;
- Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật mới như: Căn cước công dân, Hộ chiếu,…
- Văn bản quyết định của chủ sở hữu công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật.
Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh công ty TNHH một thành viên
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như đã nêu ở phần trên. - Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Trường hợp nộp trực tiếp: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện (nơi đã đăng ký)
- Trường hợp nộp online: Bạn vui lòng nộp qua Hệ thống đăng ký kinh doanh quốc gia, tại đây
- Bước 3: Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký mới - Bước 4: Kết quả
Thời hạn giải quyết của cơ quan tiếp nhận thường là từ 3 – 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ. Doanh nghiệp nhận giấy phép mới tại nơi nộp hồ sơ. (Trường hợp nếu khi hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan sẽ ra thông báo bằng văn bản về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong hồ sơ, Doanh nghiệp vui lòng sửa đổi và bổ sung lại hồ sơ sau đó nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc nộp online.)
Chủ sở hữu cần lưu ý thực hiện đầy đủ các bước và chuẩn bị hồ sơ cần thiết để đảm bảo quá trình thay đổi giấy phép kinh doanh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Bằng cách tuân thủ đúng các quy định và quy trình, công ty sẽ có thể duy trì hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và hiệu quả hơn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về luật doanh nghiệp, LUẬT KẾ TOÁN DHC cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn tận tâm và chuyên nghiệp, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề pháp lý một cách hiệu quả nhất.