Khái niệm Báo cáo tài chính
Theo luật Kế toán sửa đổi năm 2015, Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Phân loại Báo cáo tài chính
- Phân loại theo nội dung Báo cáo tài chính:
-
- Báo cáo tài chính hợp nhất: là bản báo cáo chứa toàn bộ tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp gồm: công ty mẹ, công ty con và các công ty liên kết.
- Báo cáo tài chính riêng lẻ: là bản báo cáo về tình hình tài chính và kinh doanh của từng doanh nghiệp.
- Phân loại theo thời điểm lập báo cáo:
-
- Báo cáo tài chính hàng năm: được lập theo năm dương lịch hoặc chu kỳ kế toán hàng năm, đảm bảo rằng có đủ 12 tháng kể từ thời điểm cơ quan thuế thông báo. Doanh nghiệp có quyền điều chỉnh giữa hai giai đoạn kế toán năm tài chính trước và sau khi chuyển sang năm tài chính mới.
- Báo cáo tài chính giữa niên độ: báo cáo này sẽ được lập theo tháng, quý hoặc bán niên nhằm cập nhật kịp thời tình hình tài chính của công ty, cho phép nhà đầu tư và người sử dụng nắm bắt được khả năng tạo ra doanh thu, các luồng tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp
- Bảng cân đối kế toán: thể hiện tình hình tài sản, tình hình nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng Cân đối kế toán cung cấp cái nhìn tổng quan về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp, giúp xác định khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và dài hạn, cũng như mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần chính: Tài sản và Nguồn vốn
-
- Tài sản bao gồm:
-
-
- Tiền hoặc khoản tương đương với tiền
- Tài sản cố định, hàng tồn kho
- Các khoản phải thu, các khoản đầu tư tài chính
- Các khoản bất động sản đầu tư
- Chi phí xây dựng cơ bản đang dở dang
- Các tài sản khác
-
-
- Nợ phải trả bao gồm:
-
-
- Nợ phải trả cho người bán, tiền lương cho người lao động
- Người mua trả tiền trước, khoản cần trả cho nội bộ về vốn kinh doanh
- Khoản phải nộp cho Nhà nước
- Quỹ khen thưởng phúc lợi, khoản tiền dự phòng phải trả
- Khoản phải trả khác
-
-
- Nguồn vốn:
-
-
- Vốn của chủ sở hữu
- Nguồn kinh phí và các loại quỹ khác
-
- Báo cáo kết quả kinh doanh: thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán nhất định (thường là quý hoặc năm). Báo cáo kết quả kinh doanh giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động trong kỳ, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh và phân bổ nguồn lực phù hợp để tối ưu hóa lợi nhuận. Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
-
- Doanh thu/ doanh thu thuần từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ
- Lợi nhuận/ lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ
- Lợi nhuận thuần từ hợp đồng kinh doanh
- Chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp
- Giá vốn hàng hóa
- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
- Chi phí thuế, Thu nhập, Doanh nghiệp hiện hành
- Chi phí thuế, Thu nhập, Doanh nghiệp hoãn lại
- Lợi nhuận sau thuế, Thu nhập, Doanh nghiệp
- Lãi cơ bản dựa trên cổ phiếu, lãi suy giảm trên cổ phiếu
- Thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện hoạt động ra – vào dòng tiền của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của báo cáo này là cung cấp thông tin về khả năng tạo ra và sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp thông qua ba hoạt động chính: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giúp đánh giá khả năng thanh toán, đầu tư và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm:
-
- Lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
- Thuyết minh Báo cáo tài chính: cung cấp thông tin chi tiết và giải thích bổ sung nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về các số liệu và thông tin được trình bày trong các báo cáo tài chính chính (như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ). Thuyết minh báo cáo tài chính nhằm mục đích minh bạch hóa các phương pháp kế toán, các chính sách tài chính, cũng như các sự kiện tài chính quan trọng của doanh nghiệp.
Vai trò của Báo cáo tài chính
- Đưa ra quyết định: nhà đầu tư cũng như lãnh đạo của doanh nghiệp có thể nắm bắt được hiện trạng cũng như những rào cản, khó khăn của doanh nghiệp từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với doanh nghiệp.
- Quản lý nợ: cung cấp góc nhìn sâu sắc, trực tiếp về tài sản và nợ hiện tại của công ty. Giúp nhà quản trị đưa ra cách nên quản lý hiệu quả khoản nợ còn tồn đọng.
- Đơn giản hóa thuế: giảm thiểu rủi ro, sai sót, tiết kiệm thời gian và giảm bớt gánh nặng tổng thể đi kèm với việc nộp thuế hàng năm.
- Đảm bảo tuân thủ Pháp luật: đảm bảo doanh nghiệp làm đúng luật pháp và các quy định do cơ quan nhà nước yêu cầu.
- Minh bạch tài chính: thể hiện sự toàn vẹn về mặt tài chính của doanh nghiệp và xây dựng lòng tin với nhà đầu tư và khách hàng.
Nguyên tắc lập và trình bày Báo cáo tài chính
- Nguyên tắc hoạt động liên tục: Giám đốc phải đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp và nêu rõ bất kỳ điều kiện không chắc chắn nào trong vòng 12 tháng tiếp theo, khi lập báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính theo cơ sở kế toán dồn tích, ghi nhận giao dịch khi phát sinh, chi phí phù hợp với doanh thu, nhưng không ghi nhận trên bảng Cân đối kế toán nếu không đáp ứng định nghĩa tài sản hoặc nợ phải trả, ngoại trừ thông tin về luồng tiền.
- Nguyên tắc nhất quán: Báo cáo tài chính phải trình bày và phân loại nhất quán, trừ khi có thay đổi đáng kể về bản chất hoạt động hoặc yêu cầu của chuẩn mực kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi cách trình bày, nhưng phải phân loại lại thông tin so sánh và giải trình lý do trong phần thuyết minh.
- Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Báo cáo tài chính trình bày riêng biệt các khoản mục trọng yếu, còn các khoản mục không trọng yếu có thể được tập hợp. Thông tin trọng yếu có thể ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người dùng và phụ thuộc vào tính chất và quy mô của khoản mục. Doanh nghiệp không cần tuân thủ quy định trình bày đối với thông tin không trọng yếu.
- Nguyên tắc bù trừ: Báo cáo tài chính không được bù trừ tài sản và nợ phải trả, trừ khi được quy định bởi chuẩn mực kế toán. Doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù trừ trong một số trường hợp ngoại lệ.
- Nguyên tắc tuân có thể so sánh: Thông tin số liệu trong báo cáo tài chính phải có khả năng so sánh với các kỳ trước. Khi thay đổi cách trình bày hoặc phân loại, phải phân loại lại thông tin so sánh và giải thích lý do. Nếu không thể phân loại lại, phải nêu rõ lý do và tính chất thay đổi. Trong trường hợp không thể so sánh, doanh nghiệp cần trình bày tính chất của điều chỉnh cần thiết.
Các bước lập Báo cáo tài chính
Xem thêm tại: https://luatketoandhc.com/huong-dan-lap-bao-cao-tai-chinh-nam-chuan-phap-luat-moi-nhat/