Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ không chỉ mang lại sự an toàn pháp lý mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh và phát triển bền vững cho cá nhân, doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Luật Kế Toán DHC sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về quy trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
- Căn cứ theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2009, 2019 và 2022, quyền sở hữu trí tuệ được quy định là quyền của các tổ chức, cá nhân bao gồm các quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Tại sao phải đăng ký quyền sở hữu trí tuệ:
- Việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sẽ giúp cho các tổ chức và cá nhân có các sáng tạo, sở hữu trí tuệ sẽ được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, bảo vệ danh tiếng và ngăn chặn việc bị sao chép hoặc sử dụng trái phép.
- Bên cạnh đó, quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần gia tăng giá trị tài sản, các cá nhân, tổ chức có thể chuyển nhượng, cấp phép sử dụng, hoặc dùng làm tài sản thế chấp, giúp nâng cao giá trị của mình.
Đối tượng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ:
Bao gồm các cá nhân hoặc tổ chức có sáng tạo thuộc các lĩnh vực như sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan, giống cây trồng.
Tài sản trí tuệ được chia thành các loại đăng ký sở hữu trí tuệ sau:
- Sở hữu công nghiệp bao gồm các nội dung như bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và giải pháp hữu ích.
- Quyền tác giả liên quan đến các loại hình tác phẩm như văn học, nghệ thuật, khoa học, trong khi quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các yếu tố như cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh chứa chương trình được mã hóa.
- Về giống cây trồng, bảo hộ áp dụng cho những giống cây trồng mới, có sự khác biệt, đồng nhất và ổn định, thuộc danh mục được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.
Hướng Dẫn Quy Trình Đăng Ký Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
Quy trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể khác nhau ở phần hồ sơ và nơi nộp hồ sơ tùy theo loại hình tài sản trí tuệ.
Tuy nhiên dù là loại hình tài sản nào cũng sẽ theo quy trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ 4 bước dưới đây:
- Xác định đối tượng tài sản trí tuệ cần đăng ký.
- Chuẩn bị hồ sơ và tài liệu liên quan theo yêu cầu của loại hình tài sản đó.
- Xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và nộp đơn đăng ký.
- Theo dõi quá trình xét duyệt và nhận kết quả.
Bước 1: Xác định loại đối tượng đăng ký sở hữu trí tuệ
Bước này giúp các tổ chức, cá nhân xác định được loại đối tượng để chuẩn bị hồ sơ và xác định cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ.
- Đăng ký bản quyền
- Đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký sáng chế
- Đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- Các quyền sở hữu khác
Bước 2: Hồ sơ và các tài liệu cần thiết
Hồ sơ đối với đăng ký bản quyền
- Đơn đăng ký bản quyền
- 02 bản sao của tác phẩm
- Giấy ủy quyền dành cho thủ tục đăng ký bản quyền cho tác phẩm
- Bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của các tác giả
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp chủ sở hữu là tổ chức)
- Văn bản thỏa thuận đồng tác giả (nếu văn bản có nhiều tác giả)
Hồ sơ đối với đăng ký nhãn hiệu
- 02 tờ khai đăng ký nhãn hiệu (Mẫu số 04-NH trong Thông tư 01)
- 05 mẫu nhãn hiệu
- CMND/CCCD của chủ sở hữu
- Chứng từ đã nộp lệ phí
- Trường hợp nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận, cần chuẩn bị tài liệu quy chế sử dụng và 01 bản thuyết minh sản phẩm.
Hồ sơ đối với đăng ký chỉ dẫn địa lý
- 02 tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý (Mẫu số 05 – CDĐL trong Thông tư 01)
- Bản mô tả: Thông tin về đặc điểm, chất lượng hoặc danh tiếng của sản phẩm liên quan.
- Bản đồ khu vực địa lý tương ứng.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Các tài liệu khác nếu có như giấy ủy quyền.
Hồ sơ đối với đăng ký kiểu dáng công nghiệp
- 02 tờ khai đăng ký (Mẫu số 03-KDCN quy định trong Thông tư 01)
- Bản mô tả kiểu dáng: Chi tiết về kiểu dáng công nghiệp, bao gồm tên, lĩnh vực sử dụng, kiểu dáng tương tự, và yêu cầu bảo hộ.
- Bộ ảnh hoặc bản vẽ: Tối thiểu bốn bộ hình ảnh hoặc bản vẽ minh họa kiểu dáng công nghiệp.
- Chứng từ nộp phí và lệ phí
Hồ sơ đối với đăng ký giống cây trồng
- 01 Tờ khai đăng ký giống cây trồng theo mẫu quy định.
- Ảnh chụp và tờ khai kỹ thuật.
- Các giấy tờ xác nhận quyền ưu tiên (nếu có).
- Trường hợp người nộp đơn không phải chủ sở hữu giống cây trồng thì cần chuẩn bị thêm Giấy ủy quyền
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Bước 3: Xác định cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ và nộp hồ sơ
- Sở hữu công nghiệp: nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (dành cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước)
- Bản Quyền tác giả: nộp tại cục bản quyền tác giả Việt Nam.
- Giống cây trồng: nộp tại Cục trồng trọt
Bước 4: Theo dõi kết quả
Khi đã hoàn tất quy trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và nộp hồ sơ đăng ký như trên, các cơ quan đã nêu để tiến hành thẩm định hồ sơ. Sau đó, hãy theo dõi tình trạng hồ sơ cho đến khi nhận được kết quả cuối cùng.
Sau khi hoàn thành việc đăng ký sở hữu trí tuệ, bạn có thể tra cứu thông đăng ký bảo hộ thương hiệu, logotin tại trang web: CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Chi phí đăng ký nhãn hiệu
Các tổ chức và cá nhân đăng ký cần nộp các loại phí sau: (1) phí đăng ký và (2) phí dịch vụ
(i) Phí đăng ký sở hữu trí tuệ: Lệ phí này tùy thuộc vào từng loại đối tượng đăng ký theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
(ii) Phí dịch vụ đăng ký: Ngoài lệ phí cần nộp, người nộp đơn còn phải trả thêm khoản phí dịch vụ cho công ty đại diện trong trường hợp tổ chức hoặc cá nhân thuê công ty đại diện.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, Luật Kế Toán DHC có thể giúp bạn nắm rõ hơn về quy trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và các thông tin liên quan để có thể thực hiện việc bảo hộ tài sản trí tuệ của mình một cách hiệu quả.