Thứ tự và cách chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Thứ tự và cách chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Khi một doanh nghiệp phá sản, quá trình xử lý tài sản và nợ nần trở nên rất phức tạp. Việc chia tài sản không chỉ ảnh hưởng đến chủ doanh nghiệp mà còn đến người lao động, nhà cung cấp và cổ đông. Hiểu rõ thứ tự và cách thức chia tài sản trong tình huống này là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan và quản lý rủi ro tài chính hiệu quả hơn.

Quy định và các thủ tục cần nắm rõ khi phá sản doanh nghiệp

https://luatketoandhc.com/thu-tuc-can-nam-ro-khi-doanh-nghiep-pha-san/

Tài sản của doanh nghiệp dùng để phân chia

Căn cứ Điều 64 Luật Phá sản 2014, tài sản doanh nghiệp dùng để phân chia bao gồm:

  • Tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp có tại thời điểm Tòa án nhân dân quyết định mở thủ tục phá sản.
  • Các khoản lợi nhuận, các tài sản và quyền tài sản mà doanh nghiệp sẽ có việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Tòa án nhân dân mở thủ tục phá sản.
  • Tài sản và quyền tài sản có được sau ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản.
  • Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp.
  • Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Tài sản thu hồi từ hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản của doanh nghiệp.
  • Tài sản và quyền tài sản có được do các giao dịch vô hiệu.
  • Các tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài các tài sản nêu trên, tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh còn bao gồm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh.

Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Những tài sản không được coi là tài sản của doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán, ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát: tài sản ủy thác của khách hàng trong nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán, tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí, quỹ hưu trí tự nguyện, bổ sung; tài sản nhận gửi giữ hộ của khách hàng.

Thứ tự và cách chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Thứ tự phân chia tài sản

Căn cứ điều 54, Luật Phá sản 2014 thì thứ tự phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp như sau:

  • Chi phí phá sản: chi phí quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.
  • Các khoản nợ đối với người lao động: khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết.
  • Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước: khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ, khoản nợ có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Thứ tự và cách chia tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Phần tài sản còn lại sau khi phân chia

Sau khi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đã được phân chia và thanh toán đủ theo thứ tự trên đây mà vẫn còn thì được giải quyết theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 Luật Phá sản năm 2014. Theo đó, trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Phá sản năm 2014 mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

– Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

– Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần.

– Thành viên của Công ty hợp danh.

Chủ nợ làm gì để bảo vệ quyền lợi khi doanh nghiệp phá sản?

https://luatketoandhc.com/chu-no-lam-gi-de-bao-ve-quyen-loi-khi-doanh-nghiep-pha-san/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *