Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, việc thực hiện thủ tục phá sản trở thành cần thiết để giải quyết nợ nần và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan. Bài viết này hãy cùng Luật Kế Toán DHC hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục phá sản khi doanh nghiệp phá sản.
Khái niệm phá sản doanh nghiệp
Căn cứ theo Điều 4 Luật Phá sản năm 2014, Doanh nghiệp phá sản là khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các khoản nợ nên phá sản doanh nghiệp là quá trình pháp lý nhằm giải quyết các khoản nợ đến hạn và đã được Tòa án tuyên bố phá sản.
Doanh nghiệp tuyên bố phá sản khi nào
Theo Điều 5 Luật Phá sản 2014, một doanh nghiệp có thể bị tuyên bố phá sản khi có các điều kiện sau:
-
Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn:
Bao gồm việc thanh toán các khoản nợ, lương cho nhân viên, và các chi phí khác đúng thời hạn. Việc không có khả năng thanh toán sẽ làm gia tăng áp lực tài chính đối với doanh nghiệp và có thể dẫn đến các yêu cầu từ chủ nợ để tiến hành thủ tục phá sản.
-
Doanh nghiệp được Tòa án công nhận trạng thái mất khả năng thanh toán:
Sau khi doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản, Tòa án sẽ tiến hành xem xét và điều tra tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp mà còn liên quan đến quyền lợi của các chủ nợ, khi họ có thể tham gia vào quá trình thanh lý tài sản để thu hồi nợ.
Đối tượng liên quan đến thủ tục phá sản
Như được nói ở trên, các đối tượng có thể tham gia vào thủ tục phá sản gồm:
- Doanh nghiệp: Là đối tượng chính bị tuyên bố phá sản có thể là doanh nghiệp tư nhân hay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Chủ nợ: Bao gồm các cá nhân và tổ chức đã cung cấp vốn hoặc hàng hóa cho doanh nghiệp, họ có quyền yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản.
- Người quản lý thanh lý tài sản: Là người được Tòa án bổ nhiệm để thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ.
- Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Bao gồm các cơ quan có liên quan đến việc giám sát và xử lý các vấn đề trong quá trình phá sản như: Tòa án, cơ quan thuế,…
Quy trình và Thủ tục khi doanh nghiệp phá sản
Thủ tục phá sản được tiến hành thông qua các bước cơ bản sau:
-
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu tuyên bố tình trạng phá sản
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phá sản 2014, những người có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản gồm có: Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp hoặc các chủ nợ của doanh nghiệp có quyền nộp đơn. Tham khảo mẫu đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản dưới đây:
-
Bước 2: Tòa án xem xét đơn
Sau khi tiếp nhận đơn, Tòa án sẽ tiến hành xem xét và đánh giá nội dung của yêu cầu. Nếu đơn được Tòa án phê duyệt, Tòa án sẽ ra quyết định mở thủ tục phá sản căn cứ theo Điều 12 Luật Phá sản 2014.
-
Bước 3: Bổ nhiệm người quản lý thanh lý tài sản và thanh lý tài sản
Căn cứ theo Điều 32 Luật Phá sản 2014, khi Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản, người quản lý thanh lý tài sản sẽ thực hiện đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ bằng việc thanh lý tài sản. Sau đó, người thanh lý sẽ tiến hành bán tài sản của doanh nghiệp và chi trả các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên
-
Bước 4: Quyết định tuyên bố phá sản
Căn cứ theo Điều 51 Luật Phá sản 2014, sau khi thanh lý tài sản và chi trả nợ cho các chủ nợ và các bên liên quan xong, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản
Nghĩa vụ của các bên liên quan
- Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan.
- Đối với chủ nợ: Như đã đề cập ở trên, chủ nợ có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục phá sản và tham gia vào quy trình thanh lý tài sản.
- Đối với người quản lý thanh lý: Người quản lý thanh lý phải đảm bảo quyền lợi của các chủ nợ của doanh nghiệp
- Đối với cơ quan Nhà nước: Cơ quan Nhà nước có trách nhiệm giải quyết và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến quy trình phá sản và đảm bảo minh bạch và công bằng trong quá trình làm việc.
Kết luận
Để đảm bảo quá trình phá sản diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ và minh bạch doanh nghiệp và các bên liên quan cần lưu ý đến các thủ tục pháp lý và quy trình cần thiết và phải tuân thủ để quy trình diễn ra suôn sẻ, nhanh gọn và minh bạch.